LIỆU RẰNG DIGITAL CÓ LÀ KÊNH MARKETING TẤT YẾU CỦA KỶ NGUYÊN “BỐN CHẤM” THAY THẾ MARKETING TRUYỀN THỐNG?

Từ lâu, Tiếp thị số (Digital Marketing) đã tồn tại trong khái niệm của Marketing Mix. Nó xuất hiện ở yếu tố Promotion (thuộc mô hình 4P) khi hoạt động Marketing có sự phát triển trên mạng lưới Internet.

Digital Marketing đã có những ưu điểm vượt trội so với Marketing truyền thống (Traditional Marketing) nhờ sự xuất hiện của nhiều kênh tiếp thị số (SEO, Email Marketing, Social Media,…) – nền tảng quan trọng để doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt, đón bắt sự thay đổi và triển khai thành công các chiến lược Marketing trên môi trường Digital.

Về cơ bản, Digital Marketing và Traditional Marketing đều là phương thức tiếp thị chủ trương trong kinh doanh nhằm đem lại doanh thu, lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Vậy điểm khác biệt nổi trội tạo lên “sức bật” của Digital Marketing trong ngôi nhà Marketing là gì?

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'DIGITAL ANPHA TRADITIONAL MARKETING NEWS DIGITAL CÓ LÀ KÊNH MARKETING TẤT YẾU CỦA KỶ NGUYÊN "BỐN CHẤM" THAY THẾ MARKETING TRUYỀN THỐNG?'

Hãy cùng An Phát Media tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

1. Phương Thức Triển Khai

Trong khi Traditional Marketing sử dụng kênh truyền thống trực tiếp như tạp chí, báo đài,..v..v.. để quảng bá sản phẩm thì Digital Marketing có chiến thuật Online đa kênh khi quảng bá sản phẩm, dịch vụ qua các trang mạng xã hội hoặc các websites, email,..v..v..
Việc lợi dụng thói quen sử dụng Internet vài giờ mỗi ngày của hầu hết mọi người, Digital Marketing có khả năng tiếp cận khách hàng nhiều kênh nhất có thể.

2. Sự Linh Hoạt Và Điều Chỉnh Trong Cách Thức Tiếp Thị

Khác với Marketing truyền thống, không thể điều chỉnh khi quảng cáo được xuất bản. Còn đối với Digital marketing, việc điều chỉnh có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, ngay cả sau khi quảng cáo đã được chạy.
Chính vì sự phương thức triển khai kỹ thuật số linh hoạt nên Digital Marketing có thể tiếp cận khách hàng nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi, cập nhập thông tin sau vài phút và không bị giới hạn không gian giữa lãnh thổ, quốc gia.

Khách hàng trên nền tảng Digital cũng có sự chủ động hơn khi được tiếp cận sản phẩm trực tuyến thay vì phải nhận thông tin một cách thụ động hay đến tận nơi như kênh Traditional Marketing.

Ví dụ:
Khi muốn mua một chiếc bánh sinh nhật, bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về loại bánh mình cần trên các trang web của cửa hàng, thậm chí còn xem thêm được hình ảnh, giá cả và nguyên liệu, dịch vụ đi kèm (đó chính là Digital Marketing)
Thay vì là bạn phải đến tận cửa hàng để chọn mua, hoặc đợi chờ một tờ rơi quảng cáo sản phẩm đến tay bạn (Traditional Marketing)

3. Khả Năng Tối Ưu Mục Tiêu Chiến Dịch

Điểm khác biệt trong chiến lược Digital Marketing là nội dung tiếp thị có thể tiếp cận tới đông đảo khách hàng trên đa kênh (social media, email, website) thay vì chỉ một kênh như Traditional Marketing
Ví dụ:
Content Marketing càng được chia sẻ rộng rãi và bình luận tích cực, chứng tỏ nội dung đó càng hữu ích. Từ đó, thương hiệu có được niềm tin của khách hàng, thúc đẩy họ hành động, tăng lượng khách hàng tiềm năng và tạo ra doanh thu.

Khả năng tối ưu hóa nội dung trên Digital Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn tiếp thị truyền thống
Ví dụ:
Với mức chi phí thấp, doanh nghiệp có thể chọn dịch vụ viết content chuẩn SEO để lan tỏa thông điệp, câu chuyện thương hiệu thay vì tốn chi phí in ấn hay nhân lực quảng bá sản phẩm như Traditional Marketing

4. Phương Pháp Đo Lường Hiệu Quả

Digital Marketing đo lường múc độ nhận diện thương hiệu qua công cụ hỗ trợ nhằm tìm kiếm dữ liệu những khách hàng tiềm năng có sở thích, quan tâm đến sản phẩm.
Còn Traditional Marketing đo lường hiệu quả chiến dịch bằng kết qua trực tiếp tại điểm bán.
Cụ thể, Digital Marketing với khả năng giao tiếp hai chiều vừa quảng cáo thông tin cho khách hàng và vừa nhận được phản hồi của họ về sản phẩm và dịch vụ, dưới dạng đánh giá, v.v. giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận được phản hồi về sản phẩm hay dịch vụ hơn, thông tin khách hàng được lưu trữ dễ dàng và chủ động hơn so với Traditional Marketing

Vậy Digital Marketing có thể thay thế hoàn toàn Marketing truyền thống không?

Câu trả lời là “KHÔNG”!

“Marketing truyền thống vẫn có nhiều phù hợp với thế hệ gen X trở lên, khi họ vẫn giữ thói quen đọc báo, tạp chí và xem TV. Trong khi Digital Marketing chủ yếu đánh vào đối tượng Gen Y và Gen Z những người trưởng thành trong thời đại công nghệ số.”

Vậy nên, doanh nghiệp cần hiểu rõ mục tiêu quảng cáo, sản phẩm và khách hàng của mình để thực hiện chiến dịch tiếp thị thành công.

Chìa khoá của một chiến dịch tiếp thị tuyệt vời là tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa Digital Marketing và Traditional Marketing !

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp tối ưu và chất lượng tốt nhất.