STORYTELLING BẤT ĐỘNG SẢN – NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN KHIẾN KHÁCH HÀNG HÀNG TỰ RÚT HẦU BAO

Câu chuyện luôn là một dạng content thu hút và hấp dẫn bất kỳ ai.  Bắt nguồn từ điều đó, nhiều doanh nghiệp đã nảy ra ý tưởng muốn kích thích sự hiếu kỳ, hay tìm tòi và học hỏi của con người để kết nối dễ dàng hơn với khách hàng qua “Nghệ thuật kể chuyện” (Storytelling).

Việc khai thác nội dung theo hướng Storytelling sẽ giúp khách hàng có sự đồng cảm với thương hiệu – một bước quan trọng để thiết lập mối quan hệ với người tiêu dùng.

Storytelling In Sales: A Detailed Guide | Feedough

Vậy Storytelling là gì mà lại quan trọng đến vậy? Cách thức xây dựng nội dung Storytelling Marketing như thế nào để lôi cuốn người đọc?

Hãy cùng An Phát Media tìm hiểu ngay nhé!

Storytelling được xem là một hình thức thuộc Content Marketing, một chiến thuật kể chuyện đầy tính sáng tạo nhằm gửi gắm thông điệp. Từ đó, với động lực và sự động cảm, khách hàng sẽ có những hành động tiếp theo tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm hoặc hình ảnh của doanh nghiệp.

Những thành phần quan trọng tạo nên một Content Storytelling Bất động sản hấp dẫn gồm 03 phần: Mở đầu, Cốt truyện và Kết truyện. 

Để mọi người có thể hiểu rõ hơn về cách xây dựng Storytelling hấp dẫn, An Phát Media sẽ đưa ra dẫn chứng cụ thể về ví dụ về các bước xây dựng Content Storytelling tại phần in nghiêng dưới đây.

Phần 1. Mở đầu – Xây dựng nhân vật

Nhân vật nên có tên tuổi cụ thể, nghề nghiệp và có những đặc điểm của khách hàng mục tiêu (buyer’s personal). Sau đó lấy những đặc điểm này của những khách đã từng mua dự án đó để xây dựng nhân vật trong câu chuyện của các bạn.

Ví dụ:  

Người thân, bạn bè quen biết luôn suýt xoa ngưỡng mộ tôi vì cưới được tấm chồng “đáng mơ ước”, là dân IT có ngoại hình có học thức lại chung thủy lại biết lo toan cho gia đình. Nhưng ít ai có thể ngờ được, chúng tôi đã suýt chia tay nhau sau 2 năm kết hôn vì những cuộc cãi vã liên tục tưởng như không thể giải quyết…

Tôi và anh bằng tuổi nhau, yêu nhau từ cái thời cấp 3 thơ ngây. Ra trường và đi làm được 1 năm, chúng tôi quyết định về chung 1 nhà.

Công việc của tôi là nhân viên ngân hàng ngày đi làm về đúng giờ, chồng tôi bận hơn vì là dân công nghệ, hay phải tăng ca thêm tại công ty nên sau kết hôn hầu như thời gian khi đi làm về tôi sẽ là người đi chợ, nấu nướng và đợi chồng về ăn cùng.

Phần 2. Xây dựng cốt truyện chính.

– Xây dựng bối cảnh câu chuyện, những tình tiết, khó khăn, chướng ngại vật mà nhân vật sẽ phải vượt qua.

Một câu chuyện sẽ không thật sự là câu chuyện nếu thiếu phần khó khăn. Những khó khăn, chướng ngại càng lớn để khi nhân vật vượt qua được thì câu chuyện càng có ý nghĩa và càng đáng nhớ. Tuy nhiên, kịch bản khó khăn của nhân vật phải được xây dựng theo chiều hướng giải quyết được, tránh nói quá. 

Ví dụ: 

Thật ra thì, mọi chuyện cũng chẳng sao cho đến khi tôi có bầu.. tôi mang thai và bị nghén nặng, không ăn uống được gì lại thêm stress công việc, căng thẳng khi đi làm mà về đến nhà vẫn phải đi chợ nấu nướng cơm nước suốt không được nghỉ.

Còn chồng vẫn như mọi ngày đi làm về muộn triền miên, không giúp gì nhiều lại còn chê canh tôi nấu “nhạt”; chê bộ phim tôi hay xem là sến sẩm, muốn ăn gì cũng phải tự gọi ship vì chồng bận rộn. Và cứ thế, những cuộc cãi vã nhỏ thường xuyên xảy ra trong ngôi nhà tập thể chúng tôi sống.

– Thêm thắt tình huống cho câu chuyện hấp dẫn

Ví dụ: 

Mà điều kinh khủng nhất anh ấy có thể làm là đi công tác một tuần liền mà không hỏi ý kiến tôi, để tôi ở nhà bầu bì tự lo cơm nước, tự bắt xe đi làm xa.

Tôi tự nghĩ: “Là do mình bầu thay đổi tâm tính? Hay là do Anh ấy đã chán mình sao?”

Đỉnh điểm, tôi phát hiện chồng đã dùng hết khoản tiết kiệm hơn 3 tỷ mà 2 vợ chồng cùng dành dụm để sau này sinh con mà không giải thích rõ ràng lý do với tôi.

“Tôi hiền quá cũng là cái tội sao? Tôi đã quá ngu ngốc khi chịu đựng quá nhiều sao? Đến ngày kỷ niệm của 2 vợ chồng anh ấy cũng nhớ lộn.” – Trong lúc nóng giận, tủi thân nên tôi quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này.

Phần 3. Kết truyện – Twist + CTA – Kêu gọi hành động

Khúc này, cần kết nối các USP (Unique Selling Proposition – ưu điểm) sản phẩm với nhu cầu khách hàng. 

Ví dụ:

Sáng hôm sau, tôi thu dọn đồ đạc về nhà mẹ và để lại tờ đơn trên bàn. Bất ngờ khi đi ra cửa, tôi gặp chồng đi công tác về – thấy anh ấy đi bộ chứ không đi xe về như mọi ngày..

Chưa để tôi kịp nói gì anh ấy đã dẫn tôi đến 93 Láng Hạ 

Anh nói: “Đây là căn hộ chung cư cao cấp Green Diamond mà anh mới mua tặng cho em và con. Anh đã bán chiếc xe đi và dùng số tiền tích góp của 2 vợ chồng mình dành dụm để mua nhà mới. Anh hy vọng Trang không phải vất vả đi chợ xa, đi làm xa nữa mà 2 mẹ con có thể được tận hưởng không gian sống xanh trong lành và tươi mát tại đây”

Ở Green Diamond thì mưa gió, bão bùng thế nào, chúng ta vẫn có thể hưởng thụ cuộc sống vui vẻ với chuỗi tiện ích 5 sao hoàn hảo đều nằm ngay trong tòa nhà.

– Nếu gia đình Sơn và Trang sống ở Green Diamond 93 Láng Hạ thì Trang chẳng cần dậy sớm đi chợ cơm nước vất vả vì chỉ cần đi bộ xuống chân tòa nhà sẽ có ngay siêu thị lớn, TTTM đầy đủ tiện ích…  Trang cũng chẳng lo đi làm xa bởi cơ quan VP Bank ngay gần chung cư

– Ở Green Diamond, Trang có thể dạo bộ quanh khuôn viên với không gian xanh trong lành mỗi khi đợi Sơn đi làm về.

– Lúc sinh con, gia đình Sơn và Trang sống ở Green Diamond thì chỉ mất 15 phút là tới ngay Bệnh viện Việt Đức rồi.

Hiện tại, dự án Green Diamond 93 Làng Hạ đang mở bán các căn với hoàn thiện full nội thất. Pháp lý, sổ hồng sang tên 100%. Đặc biệt giá bán và phương thức thanh toán cực kỳ tốt.

Tóm lại, qua ví dụ trên ta có thể thấy Storytelling là một công cụ giúp kết nối doanh nghiệp và khách hàng một cách hiệu quả bằng cách vận dụng ngôn từ, cách thức kể chuyện để thu hút khách hàng và công chúng! Do vậy thay vì cách quảng cáo đơn thuần, hãy thử kể những câu chuyện nghệ thuật để dẫn dắt người xem tốt hơn nhé!

 

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp tối ưu và chất lượng tốt nhất.