CÁC LOẠI HÌNH BRANDING VÀ CÁCH ÁP DỤNG?

𝑇ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑡ℎ𝑖̣ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑟𝑎̂́𝑡 đ𝑎 𝑑𝑎̣𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖̃𝑎 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑐𝑜́ 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑙𝑜𝑎̣𝑖 ℎ𝑖̀𝑛ℎ 𝐵𝑟𝑎𝑛𝑑𝑖𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑎́𝑐 𝑛ℎ𝑎𝑢. 𝐵𝑟𝑎𝑛𝑑𝑖𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑐𝑜́ 𝑚𝑎̂̃𝑢 𝑠𝑜̂́ 𝑐ℎ𝑢𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑚𝑜̣𝑖 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢. 𝐶ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝐵𝑟𝑎𝑛𝑑𝑖𝑛𝑔 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑏𝑎̆́𝑡 𝑛𝑔𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑡𝑢̛̀ 𝑠𝑢̛̣ 𝑐𝑎́ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 ℎ𝑜́𝑎 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝. 𝐵𝑜̛̉𝑖 𝐵𝑟𝑎𝑛𝑑𝑖𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ ℎ𝑖̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐 𝑡ℎ𝑒̂̉ ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑟𝑜̃ 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎́ 𝑡𝑖́𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑟𝑎 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔. 𝐻𝑜̂𝑚 𝑛𝑎𝑦, 𝑨𝒏 𝑷𝒉𝒂́𝒕 𝑴𝒆𝒅𝒊𝒂 𝑠𝑒̃ đ𝑖𝑒̂̉𝑚 𝑞𝑢𝑎 8 ℎ𝑖̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐 𝐵𝑟𝑎𝑛𝑑𝑖𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑜̂̉ 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑎́𝑝 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐𝑎́𝑐 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑛ℎ𝑒́!
𝐏𝐞𝐫𝐬𝐨𝐧𝐚𝐥 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠 – 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐂𝐚́ 𝐧𝐡𝐚̂𝐧
Personal Branding không đồng nghĩa với việc xây dựng cá tính cho bản thân. Mà đó là cách cá nhân tạo nên một bản thể có khả năng truyền đạt chân thật và đầy đủ nhất tính cách của họ. Personal Branding diễn ra trên MXH và cả môi trường gặp mặt trực tiếp.
Vậy “làm” Thương hiệu Cá nhân như thế nào? Đó là qua việc “nuôi dưỡng” và phát triển một bản thể sao cho chúng điều hướng công chúng tới một hoặc một vài tính cách hoặc giá trị bạn mong muốn.
𝐏𝐫𝐨𝐝𝐮𝐜𝐭 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠 – 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐒𝐚̉𝐧 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦
Product Branding là hoạt động Branding cho một sản phẩm cụ thể. Tương tự như Personal Branding, Product Branding sẽ giúp xây dựng cách công chúng nhìn nhận về sản phẩm.
Nhiệm vụ chính của Product Branding là kết nối sản phẩm với đúng tập khách hàng. Ví dụ, khi muốn bán mặt hàng nội thất cao cấp. Làm thế nào để cho người xem thấy được sản phẩm của thương hiệu thuộc mặt hàng xa xỉ? Đây là lúc Branding có mặt – từ việc sử dụng các fonts như serif, gam màu logo trung tính, đến mở rộng quy mô cửa hàng đều góp phần xây dựng Product Branding.
𝐒𝐞𝐫𝐯𝐢𝐜𝐞 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠 – 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣
Dịch vụ (Service) là một loại sản phẩm vô hình và đặc thù. Bởi vậy, sẽ hơi khó khăn hơn một chút để branding cho dịch vụ. Tuy vậy, tất nhiên đây không phải nhiệm vụ bất khả thi. Một chút sáng tạo và phá cách sẽ giúp ích rất lớn trong trường hợp này.
Thông thường, Service Branding thường ở dạng “tiện ích đi kèm”. Ví dụ như công ty bảo hiểm hoàn tiền cho khách vào cuối năm hay khách sạn phục vụ bánh miễn phí cho mọi người. Service Branding cũng có thể đến từ việc đáp ứng một nguyện vọng của khách hàng – nhưng bằng cách thức nổi trội và khác biệt so với đối thủ.
𝐑𝐞𝐭𝐚𝐢𝐥 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠 – 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐁𝐚́𝐧 𝐥𝐞̉
Khi bước vào một cửa hàng, cách thức trưng bày sản phẩm, ánh sáng, bố cục hay cả playlist nhạc đang bật chính là cách Retail Branding được thực thi. Điều này tạo ra trải nghiệm mà mỗi khách hàng sẽ có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau.
Retail Branding là nhiệm vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp dự định mở các cửa hàng offline. Sự tác động của đại dịch đã khiến thương mại điện tử bùng nổ hơn bao giờ hết. Hành vi tiêu dùng của công chúng sẽ khó thay đổi một sớm một chiều. Do đó, muốn giữ chân họ tại các cửa hàng truyền thống không còn cách nào khác ngoài việc tạo ra những trải nghiệm mới mẻ, thu hút.
𝐂𝐮𝐥𝐭𝐮𝐫𝐚𝐥 𝐚𝐧𝐝 𝐆𝐞𝐨𝐠𝐫𝐚𝐩𝐡𝐢𝐜𝐚𝐥 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠 – 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐕𝐚̆𝐧 𝐡𝐨́𝐚 𝐯𝐚̀ Đ𝐢̣𝐚 𝐥𝐲́:
Đây là 2 phạm trù tách biệt, nhưng có mối tương quan chặt chẽ với nhau, bởi chúng đều được dùng rộng rãi nhất trong ngành du lịch.
Geographical Branding là việc làm thương hiệu cho các thành phố, khu vực cụ thể, thậm chí trên cả phạm vi quốc gia. Ví dụ như Tháp Eiffel – một biểu tượng kinh điển của Paris.
Cultural Branding cũng khá tương tự, nhưng tập trung vào khía cạnh văn hóa nhiều hơn. Ví dụ, những quán cafe nhỏ dọc vỉa hè của nước Pháp hoặc phòng trà đậm kiến trúc Nhật Bản khi đến đất nước mặt trời mọc này.
𝐂𝐨𝐫𝐩𝐨𝐫𝐚𝐭𝐞 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠 – 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩
Nếu so sánh doanh nghiệp giống như một con người, thì Corporate Branding chính là việc thể hiện cá tính riêng của mình. Cũng như bất kỳ hình thức branding nào khác, Corporate Branding bao gồm việc lựa chọn thiết kế, hình ảnh, hoạt động, … mà góp phần xây dựng các điểm mấu chốt về thương hiệu. Ví dụ: giá trị cốt lõi, sứ mệnh, giá cả, USP, …
Corporate Branding không chỉ là việc xây dựng website hay chạy quảng cáo. Doanh nghiệp cần cho người tiêu dùng thấy được cách họ tương tác với khách hàng, đối tác, nhân sự và toàn xã hội như thế nào. Ví dụ việc tài trợ cho các hoạt động xã hội hay nỗ lực đa dạng văn hóa cho công ty.
𝐎𝐧𝐥𝐢𝐧𝐞 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠
Như cái tên của nó, đây là việc làm thương hiệu trên nền tảng trực tuyến. Không giống như các loại hình branding phía trên, Online Branding đề cập đến mọi hình thức làm thương hiệu – miễn là chúng diễn ra trên Internet. Ví dụ, cách một cá nhân đăng bài trên MXH, một doanh nghiệp chạy quảng cáo, cách lựa chọn thiết kế cho email, langding page, xây dựng hệ thống tin nhắn trả lời tự động, …
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, Online Branding có lẽ là “a must” đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Các nền tảng trực tuyến giúp lan tỏa thông điệp mạnh mẽ, bao trùm hơn cũng như tối ưu hóa việc tương tác và kết nối với khách hàng mục tiêu.
𝐎𝐟𝐟𝐥𝐢𝐧𝐞 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠
Ngược lại, Offline Branding là các hoạt động làm thương hiệu diễn ra ở đời sống thực. Ví dụ như merchandise, các sản phẩm in logo doanh nghiệp. Retail Branding cũng là một hình thức làm brand offline. Các hoạt động của Offline Branding cũng có thể là Partnership như cách McDonald’s đi kèm đồ uống là Coca nhưng Taco Bell sẽ dùng Pepsi.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp tối ưu và chất lượng tốt nhất.