05 TIÊU ĐIỂM KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI

Bức tranh kinh tế Việt Nam 2021 đang dần được hoàn thiện cùng nhiều mảnh ghép tươi sáng đan xen. Sau những tháng ngày “đóng cửa” giãn cách, trạng thái bình thường mới, kinh tế nước ta khởi sắc với 05 tiêu điểm:

1. Dự báo GDP tăng trưởng đạt 6,5 – 7,5 % năm 2022

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ tăng trưởng khoảng 4,9%. Trong đó, GDP của Việt Nam sẽ  tăng trưởng mạnh vào năm 2022 (đạt mức 6,5 – 7,5%). Sự khởi sắc của GDP đang được thúc đẩy khi Việt Nam mở cửa kinh tế, du lịch, ngành kinh doanh sản xuất dần phục hồi,….

Tăng trưởng GDP 2022 có thể đạt 7,5%, đây là 4 "bệ đỡ"

2. Chuyển đổi số dẫn đầu xu hướng thị trường

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi mô hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, xu hướng số hóa và chuyển đổi số lên ngôi. Thống kê thị trường cho biết, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội tăng doanh thu lên đến 34%. Nhận thấy lợi ích tích cực của xu hướng này, Chính phủ nước ta đã đặt mục tiêu kinh tế số Việt Nam phấn đấu chiếm hơn 20% tỉ trọng GDP quốc gia năm 2025 và đạt 30% năm 2030.

Hiện trạng Chuyển đổi số trên thế giới năm 2021

3. Đẩy mạnh đầu tư công

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 song đầu tư công vẫn được đánh giá là “cú hích” cho phục hồi kinh tế. Bên cạnh các gói hỗ trợ an sinh xã hội, dư địa tăng trưởng cũng góp phần thúc đẩy đầu tư công. Theo báo cáo của công ty Chứng khoán Bảo Việt, tỉ lệ nợ công/GDP đang duy trì khá thấp so với mục tiêu trần nợ công 60% của Chính phủ, do đó vẫn tạo ra dư địa dồi dào cho chính sách tài khoá.

4. Sự khởi sắc mạnh mẽ của bất động sản

Theo báo cáo thị trường bất động sản, tháng 10/2021, mức độ quan tâm của các nhà đầu tư tìm mua bất động sản tăng ở tất cả các loại hình, trung bình tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 55% so với tháng 9/2021. Lực đẩy từ cơ sở hạ tầng, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa,… đang giúp bất động sản hồi phục nhanh chóng, nhất là trong giai đoạn bình thường mới, khi các chủ đầu tư lớn bắt đầu mở bán lại dự án cùng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Thị trường BĐS biến động: Kẻ thất bại khi lạc đường, người thành công chọn  đúng

5. Dự đoán sự suy yếu của tiền đồng

Theo nhận định của các chuyên gia, một số ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang có xu hướng giảm bơm tiền, thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn bình thường mới. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đang duy trì một số chính sách nới lỏng. Việc này có thể gây sự lệch pha giữa Việt Nam và thế giới, tạo áp lực lên tỉ giá.

Như vậy, tiền đồng có thể sẽ suy yếu. Trong giai đoạn đó, dòng tiền dịch chuyển từ tiền mặt sang các kênh “trú ẩn” an toàn hơn sẽ là điều thiết yếu.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp tối ưu và chất lượng tốt nhất.